So Sánh Việc Tự Mở Quán Với Nhượng Quyền - Miutea Việt Nam

So sánh việc tự mở quán với nhượng quyền

  1. Trách nhiệm ban đầu:

    • Tự mở:
      • Ưu điểm:Không cần tuân thủ theo những thủ tục rườm rà, có thể tự tạo ấn tượng thương hiệu riêng
      • Nhược điểm: Phải có nguồn vốn lớn để làm nhận diện thương hiệu. Phải lập kế hoạch rõ ràng, chi tiết các đầu mục công việc…
    • Nhượng quyền:
      • Ưu điểm: Không phải chịu trách nhiệm phát triển thương hiệu và truyền thông cho quán mình.
      • Nhược điểm: Buộc phải tuân thủ các quy trình, thủ tục sẵn có. Không có quyền tự phát triển thương hiệu theo ý mình.
  1. Vốn đầu tư:

    • Tự mở:
      • Ưu điểm: Vốn đầu tư thấp. Được hưởng toàn bộ lợi nhuận kinh doanh. Có thể tự do lựa chọn nhà cung cấp nguyên liệu để cân đối tài chính phù hợp với mô hình quán.
      • Nhược điểm: Phải tự làm mọi thứ, không có kinh nghiệm sẽ tốn rất nhiều tiền vô ích, còn lớn hơn tiền nhượng quyền. Khả năng hoàn vốn thấp
    • Nhượng Quyền:
      • Ưu điểm: Có sẵn mô hình kinh doanh, nhận diện thương hiệu, lượng khách hàng, quy trình vận hành… khả năng thu hồi vốn cao.
      • Nhược điểm: vốn đầu tư cao hơn do phải trả chi phí cao hơn để sở hữu thương hiệu và bộ nhận diện, menu đồ uống, quy trình vận hành, đào tạo tay nghề..Phải chấp nhận các khoản chi phí quản lý và chi phí truyền thông chung của hệ thống.
  1. Nhận diện thương hiệu:

    • Tự mở:
      • Ưu điểm: thoải mái sáng tạo nhận diện.
      • Nhược điểm: không có nhận diện, rất khó xây dựng và tốn rất nhiều tiền để xây dựng. Khó có khách.
    • Nhượng quyền:
      • Ưu điểm: có sẵn nhận diện, nhận diện càng cao khả năng có nhiều khách hàng càng lớn.
      • Nhược điểm: chủ quán nhượng quyền phải tuân thủ nhận diện của thương hiệu.
  1. Mô hình kinh doanh

    • Tự mở:
      • Ưu điểm: Có thể làm theo sở thích cá nhân, tự thoải mái sáng tạo concept, menu.  Thay đổi nhanh.
      • Nhược điểm: Phải tự tay làm tất cả nhưng lại không có kinh nghiệm gì, tự nghiên cứu cập nhật xu hướng, tỷ lệ thất bại cao.
    • Nhượng quyền:
      • Ưu điểm: Có sẵn mô hình kinh doanh thành công đã được kiểm chứng qua số lượng cửa hàng hoạt động. Được tư vấn về lựa chọn địa điểm, cách thức trang trí, quy trình vận hành, đạo tạo nhân viên…
      • Nhược điểm: chủ quán nhượng quyền phải tuân thủ hợp đồng về menu, nhân sự, điều hành, nguyên liệu, chịu sự quản lý của thương hiệu…
  1. Kinh nghiệm kinh doanh:

    • Tự mở:
      • Ưu điểm: trong quá trình tự làm và tự sáng tạo sẽ rút ra được nhiều bài học kinh nghiệm cho bản thân. Tự quyết định hoạt động kinh doanh của mình
      • Nhược điểm: không có sẵn kinh nghiệm, không tránh được những sai lầm mà hầu hết những chủ quán gặp phải dẫn đến thất bại.
    • Nhượng quyền:
      • Ưu điểm: đã có sẵn kinh nghiệm trong quá trình kinh doanh của rất nhiều quán và tạo ra được bí quyết thành công đã được kiểm chứng. Chủ quán nhượng quyền chỉ cần làm theo công thức thành công đã có sẵn mà không cần tốn thời gian và tiền bạc để sáng tạo, thử nghiệm.
      • Nhược điểm:  bị hạn chế áp dụng kinh nghiệm sẵn có để đưa vào vận hành.
  1. Marketing, truyền thông:

    • Tự mở:
      • Ưu điểm: tự sáng tạo, triển khai nhanh chóng, không giới hạn.
      • Nhượng điểm: không có kinh nghiệm, khó thực hiện, chi phí rất lớn…
    • Nhượng quyền:
      • Ưu điểm: đã sẵn có tệp khách hàng lớn, thương hiệu được phủ rộng rãi và hoàn toàn yên tâm về chất lượng khách hàng, không cần tốn quá nhiều chi phí quảng cáo.
      • Nhược điểm: scandal về chất lượng dịch vụ, sản phẩm của thương hiệu trong bất kỳ một cửa hàng nào và nó sẽ ảnh hưởng đến cả hệ thống.

Kết luận:

    1. Tự kinh doanh khi:
      • Chấp nhận rủi ro thất bại cực cao.
      • Đã có hiểu biết nhất định về công việc quản lý kinh doanh, làm thương hiệu, Marketing…
      • Muốn làm chủ toàn bộ hoạt động của quán
      • Không muốn chịu chi phối bởi quá nhiều quy định từ phía đơn vị chủ quản của thương hiệu
      • Có được tầm nhìn chiến lược và cụ thể cho nhà hàng
      • Muốn tự định hình phong cách quán
      • Tự tin rằng có thể tạo ra một mô hình kinh doanh đủ hấp dẫn được thực khách và bắt kịp với xu hướng thị trường
      • Có được sự chuẩn bị và thứ tự ưu tiên đầu tư rất nhiều yếu tố.
      • Chấp nhận các chi phí phát sinh ban đầu, như giấy phép kinh doanh, giấy phép xây dựng, tuyển dụng và đào tạo nhân viên …
      • Không muốn đóng các chi phí thường niên, chi phí vận hành
      • Muốn tự lựa chọn nhà cung cấp nguyên liệu.
    2. Nhượng quyền khi:
      • Muốn hạn chế rủi ro thất bại.
      • Không có quá nhiều kiến thức và kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh doanh nhà hàng
      • Tin tưởng những nguyên tắc, quy trình đã được chứng minh thành công
      • Không muốn đầu tư quá nhiều chi phí cho việc tiếp thị, và xây dựng thương hiệu
      • Đánh giá cao những chiến lược tiếp thị, xây dựng thương hiệu sẵn có
      • Cần có người tư vấn hoạch định chiến lược .
      • Sẵn sàng với việc trả phí bản quyền và các phí cố định